Stockmap Help
  • Chào mừng bạn đến với STOCKMAP Help
  • Chương trình giới thiệu (Affiliate)
    • Giới thiệu
      • Khái niệm cơ bản
      • Quy tắc và điều kiện tham gia
      • Chính sách và quy định
    • Hướng dẫn sử dụng
      • Website
        • Quản lý phần thưởng
        • Rút tiền hoa hồng
        • Giải quyết vấn đề và hỗ trợ
        • Chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng mạng lưới
      • Mobile App
        • Lấy liên kết giới thiệu
        • Quản lý phần thưởng
    • Hệ thống phần thưởng
    • Câu hỏi thường gặp (FAQ)
  • Giới thiệu
    • Tổng quan về STOCKMAP
    • Các công cụ phân tích hiện đại của STOCKMAP
  • Bộ công cụ hiện đại của STOCKMAP
    • Footprint hướng dẫn sử dụng
      • Footprint Chart là gì?
        • Tại sao nên sử dụng Footprint chart?
        • Đọc biểu đồ Footprint như thế nào?
        • Biểu đồ Footprint đầu tiên và duy nhất ở thị trường Việt Nam thời điểm hiện tại
      • Cách phân tích Order Flow với biểu đồ Footprint
        • Point of control(POC)
        • Giao dịch chưa hoàn thành
        • Mũi tên kiệt sức
        • Mất cân bằng (Imbalance)
        • Mất cân bằng xếp chồng(Stack Imbalance)
        • Delta
        • Delta tích lũy (Cummulative Delta)
        • Delta phân kỳ
      • Kĩ thuật giao dịch kết hợp biểu đồ Footprint
    • Bộ chỉ báo hiện đại của STOCKMAP có gì?
      • Vì sao Delta quan trọng?
      • Các loại Delta
        • Delta
        • Delta tích lũy
        • Fix Range Delta
        • Volume Profile
          • Các thành phần của Volume Profile
          • Các loại Volume Profile
          • Các dạng hồ sơ Profile
    • Bubble Chart và những tính năng vượt trội
    • Biểu đồ dạng nến (Candlestick Chart) là gì?
    • Heatmap là gì? Định nghĩa và ý nghĩa của Heatmap trong trading
  • Gói công cụ
    • Bảng giá
      • Quyền lợi Premium
    • Thanh Toán
    • Gói FREE TRIAL
  • Thông tin tài khoản
    • Cách lấy lại mật khẩu
    • Cách đổi email của tài khoản
    • Cách thay đổi mật khẩu
    • Cách đăng ký tài khoản STOCKMAP
  • CHÍNH SÁCH
    • Các nội dung chính
      • Điều khoản dịch vụ
      • Phương thức cung ứng dịch vụ
      • Thời hạn cung ứng dịch vụ
      • Chính sách bảo mật thông tin
      • Nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ của khách hàng
      • Chính sách giao nhận và kiểm hàng
      • Chính sách đổi trả và hoàn tiền
      • Quy định thanh toán
      • Chứng từ hàng hoá trong quá trình giao dịch
Powered by GitBook
On this page
  • Biểu đồ hình nến là gì?
  • Cấu tạo chính của biểu đồ hình nến
  • Những biểu đồ hình nến cơ bản
  • Mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng):
  • Mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm):
  • Mô hình nến Evening Star (sao Hôm):
  • Mô hình nến Bullish Harami:
  • Mô hình nến Bearish Harami:
  • Mô hình nến Bullish Harami Cross:
  • Mô hình nến Bearish Harami Cross:
  1. Bộ công cụ hiện đại của STOCKMAP

Biểu đồ dạng nến (Candlestick Chart) là gì?

Last updated 10 months ago

Biểu đồ nến là một công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng trong giao dịch chứng khoán, được ưa chuộng bởi nhiều nhà giao dịch. Bài viết này sẽ giới thiệu về biểu đồ nến cùng các mẫu hình nến phổ biến, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng và áp dụng chúng trong giao dịch thị trường nhé!

Biểu đồ hình nến là gì?

Biểu đồ hình nến, còn được biết đến với tên gọi là biểu đồ nến Nhật, là một loại biểu đồ tài chính được sử dụng để minh họa sự biến động của giá cả chứng khoán dựa trên các mô hình giá trong quá khứ.

Munehisa Homma, một thương nhân người Nhật, được cho là đã phát minh ra mô hình nến vào thế kỷ 18. Ban đầu, mục đích của nó là để ghi chép diễn biến của giá gạo. Steve Nison, một người Mỹ, đã vô tình khám phá mô hình này qua quen biết với một nhà môi giới người Nhật. Khi thấy nhà môi giới này sử dụng biểu đồ nến để phân tích thị trường, Nison đã chú ý và bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về phương pháp này. Sau gần 300 năm, một người phương Tây "khám phá" ra bí mật kỹ thuật này và ông đặt tên cho nó là "Nến Nhật" do sự tương đồng với hình dạng của cây nến và xuất xứ từ người Nhật. Steve Nison đã tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu từ các nguồn tài liệu và học trực tiếp từ những người Nhật. Vào năm 1989, Nison bắt đầu viết các bài báo giới thiệu về biểu đồ nến, và từ đó ông được biết đến với danh hiệu "Mr. Candlestick".

Cấu tạo chính của biểu đồ hình nến

Biểu đồ hình nến thể hiện giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một ngày giao dịch. Mỗi cây nến trên biểu đồ biểu diễn cho một khoảng thời gian cụ thể và có hai phần chính: thân nến và bóng nến.

  • Thân nến, phần lớn nhất của cây nến, được tô màu để chỉ ra giá đóng cửa và giá mở cửa.

  • Bóng nến, hai que nhỏ nằm ở trên và dưới thân nến, biểu thị giá cao nhất và giá thấp nhất trong khoảng thời gian đó. Có một vài cây nến sẽ không có bóng nến nếu như đóng cửa tại mức giá cao nhất hoặc thấp nhất

Thường thì, biểu đồ hình nến sử dụng hai màu chính: xanh và đỏ hoặc trắng và đen.

Cây nến đỏ hoặc đen thường biểu thị sự giảm giá, khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Cây nến xanh hoặc trắng thường biểu thị sự tăng giá, khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Hoặc người dùng có thể cài đặt màu sắc và bản chất nến tùy theo sở thích.

Mối quan hệ giữa giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa quyết định hình dạng của cây nến. Thân nến có thể dài hoặc ngắn, màu xanh (trắng) hoặc đỏ (đen); bóng nến cũng có thể dài hoặc ngắn để phản ánh diễn biến giá.

Cây nến xanh dài thường cho thấy sức mua mạnh mẽ, biểu thị xu hướng tăng giá. Cây nến đỏ dài thường cho thấy sức bán mạnh mẽ, biểu thị có thể có xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, để đưa ra các quyết định giao dịch chính xác, nhà giao dịch cần xem xét các mô hình nến trong bối cảnh lớn hơn của thị trường thay vì chỉ dựa vào mỗi cây nến đơn lẻ.

Ví dụ, mô hình nến tăng giá "Búa" (Hammer) hình thành khi giá giảm sâu sau khi mở cửa, nhưng sau đó quay lại tăng mạnh và đóng cửa gần mức cao. Tương tự, mô hình nến giảm giá "Người Treo Cổ" (Hanging Man) có hình dáng tương tự nhưng xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng. Những mô hình này thường được sử dụng khi nhà giao dịch cố gắng xác định đỉnh hoặc đáy của thị trường.

Những biểu đồ hình nến cơ bản

Có nhiều mẫu hình nến được tạo ra bởi sự biến động lên và xuống của giá cả. Trong số đó, có những mô hình được nhà giao dịch sử dụng để phân tích hoặc giao dịch. Dưới đây là một số mẫu hình nến phổ biến:

Mô hình nến Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng):

  • Mô hình này cho thấy sự áp đảo của người mua. Nó bao gồm hai cây nến: một cây nến nhỏ màu đỏ theo sau bởi một cây nến lớn màu xanh, với thân nến lớn che phủ toàn bộ thân nến nhỏ.

  • Bullish Engulfing thường biểu thị cho xu hướng tăng giá tiếp theo.

Mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm):

  • Mô hình này xuất hiện khi có sự áp đảo của người bán. Nó bao gồm một cây nến nhỏ màu xanh lá theo sau bởi một cây nến lớn màu đỏ, với thân nến lớn che phủ toàn bộ thân nến nhỏ.

  • Bearish Engulfing thường biểu thị cho xu hướng giảm giá tiếp theo.

Mô hình nến Evening Star (sao Hôm):

  • Mô hình này biểu thị sự đảo chiều mạnh mẽ. Nó bao gồm ba cây nến: một cây nến tăng lớn, một cây nến nhỏ (màu không quan trọng), và một cây nến giảm lớn.

  • Evening Star thường xuất hiện tại đỉnh của một xu hướng tăng giá và cho thấy sự chững lại của người mua.

Mô hình nến Bullish Harami:

  • Mô hình này thường xuất hiện trong thị trường có xu hướng giảm. Nó bao gồm một cây nến giảm lớn theo sau bởi một cây nến tăng nhỏ hoàn toàn nằm trong phạm vi của cây nến trước đó.

  • Bullish Harami thể hiện sự do dự của người mua và có thể là dấu hiệu cho một sự đảo chiều của xu hướng.

Mô hình nến Bearish Harami:

  • Mô hình này thường xuất hiện trong thị trường có xu hướng tăng. Nó bao gồm một cây nến tăng lớn theo sau bởi một cây nến giảm nhỏ hoàn toàn nằm trong phạm vi của cây nến trước đó.

  • Bearish Harami thể hiện sự do dự của người mua và có thể là dấu hiệu cho một sự đảo chiều của xu hướng.

Mô hình nến Bullish Harami Cross:

  • Mô hình này thường xuất hiện trong xu hướng giảm. Nó bao gồm một cây nến giảm theo sau bởi một cây nến Doji nằm gọn hoàn toàn bên trong phạm vi của cây nến trước đó.

  • Bullish Harami Cross có ý nghĩa tương tự như Bullish Harami.

Mô hình nến Bearish Harami Cross:

  • Mô hình này thường xuất hiện trong xu hướng tăng. Nó bao gồm một cây nến tăng theo sau bởi một cây nến Doji nằm gọn hoàn toàn bên trong phạm vi của cây nến trước đó.

  • Bearish Harami Cross có ý nghĩa tương tự như Bearish Harami.