Heatmap là gì? Định nghĩa và ý nghĩa của Heatmap trong trading

Có phải bạn đang gặp phải những vấn đề như: dành rất nhiều thời gian để ngồi quan sát đồ thị nhưng vẫn bỏ lỡ tín hiệu? Hay đang tìm kiếm một chiến thuật mới, nhanh hơn, trực diện hơn, kiếm được nhiều lợi nhuận? Vậy thì Heatmap chính là công cụ bạn đang tìm kiếm. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ hơn về “Heatmap là gì” cũng như ý nghĩa của chúng trong thị trường. Hãy cùng STOCKMAP tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Heatmap là gì? Nhà giao dịch thấy gì trong Heatmap

Heatmap là một công cụ phân tích kỹ thuật tiên tiến trong giao dịch tài chính, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán. Nó trực quan hóa các cấu trúc giá cụ thể và chi tiết nhất trong thị trường, giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về hoạt động giao dịch và tâm lý thị trường.

Heatmap là một công cụ mạnh mẽ có thể hiển thị dữ liệu thị trường cả trong quá khứ và theo thời gian thực, giúp người giao dịch nhận biết được hành vi giá của thị trường một cách rõ ràng hơn. Khối lượng mua chủ động hoặc bán chủ động cụ thể, người sử dụng có thể tiếp cận thông tin về thanh khoản tại mỗi mức giá BBO, spread, giá hiện tại, và khối lượng giao dịch. Đồng thời, heatmap cũng cho phép nhìn nhận được các vùng thanh khoản mục tiêu mà giá có thể di chuyển đến.

Công nghệ được sử dụng cho Heatmap cho phép biểu diễn các lệnh mua và bán từ thị trường. Và từ các lệnh giới hạn trên sổ lệnh dưới dạng một biểu đồ màu sắc. Các màu sắc khác nhau thể hiện những biến động giá khác nhau trên cơ sở 24 giờ. Mỗi ô trên biểu đồ thể hiện một mức giá cụ thể, với màu sắc thể hiện mức độ thanh khoản của mức giá đó. Điều này giúp nhà đầu tư nhanh chóng nhận biết được các vùng có thanh khoản cao và thấp trong thị trường.

Mỗi quả bóng trên heatmap thể hiện khối lượng mua cụ thể hay bán cụ thể đã xảy ra tại tất cả mức giá và thời điểm cụ thể. Màu sắc của quả bóng cũng cho thấy loại lệnh và nguồn gốc của giao dịch đó.

Nhờ vào Heatmap, nhà giao dịch có thể nhận biết sự mất cân bằng giữa nguồn cung và cầu trên thị trường. Ví dụ, nếu một lệnh bán lớn được đặt ở một mức giá cụ thể, nó sẽ được biểu diễn bằng một vệt sáng trên Heatmap, cho phép các nhà giao dịch khác nhìn thấy và nhận diện nó như một mức kháng cự.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý rằng không phải tất cả các vệt limit trên heatmap đều thể hiện sự thao túng thị trường. Có những nhà đầu tư thông minh sử dụng các lệnh giới hạn để tạo ra thanh khoản và bảo vệ vị thế của họ. Việc hiểu rõ cách thị trường hoạt động thông qua heatmap là quan trọng để đưa ra các quyết định giao dịch thông minh và hiệu quả.

Tại sao nên sử dụng Heatmap trong giao dịch?

Dưới đây là một số ưu điểm cụ thể của Heatmap trong phân tích thị trường và giao dịch tài chính:

  • Đánh giá thanh khoản: Heatmap cho phép nhà đầu tư đánh giá mức độ thanh khoản của thị trường tại các mức giá khác nhau. Bằng cách nhìn vào các màu sắc trên biểu đồ heatmap, nhà giao dịch có thể nhận biết được các vùng có thanh khoản cao (màu đậm) và các vùng có thanh khoản thấp (màu nhạt), từ đó đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp.

  • Xác định mức hỗ trợ và kháng cự: Heatmap cung cấp thông tin về các mức giá quan trọng trong thị trường. Nhà đầu tư có thể sử dụng heatmap để xác định các mức giá được coi là hỗ trợ (nơi mà giá thường có xu hướng tăng) và kháng cự (nơi mà giá thường có xu hướng giảm). Điều này giúp NĐT đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên các mức giá quan trọng này.

  • Phân tích hành vi thị trường: Heatmap cung cấp cái nhìn tổng quan về hành vi của thị trường. Bằng cách quan sát các biến động trên heatmap, nhà đầu tư có thể đánh giá được tâm lý và xu hướng của các nhà giao dịch khác, từ đó đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp.

  • Xác định cơ hội giao dịch: Heatmap cung cấp thông tin về sự biến động của giá và thanh khoản trong thị trường. Nhà đầu tư có thể sử dụng heatmap để xác định các cơ hội giao dịch tiềm năng, chẳng hạn như khi có một cụm lớn các lệnh mua hoặc bán xuất hiện tại một mức giá cụ thể.

  • Quản lý rủi ro: Bằng cách phân tích thông tin về thanh khoản và biến động giá trên heatmap, NĐT có thể đưa ra các quyết định quản lý rủi ro thông minh và hiệu quả.

Last updated